Bí quyết xua tan nỗi lo mãn dục nam.

Có khoảng 50% đàn ông ở lứa tuổi 50 bắt đầu có dấu hiệu “rõ ràng” về suy giảm tình dục (mãn dục hay tắt dục).

Điều này ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý cũng như đời sống tình dục và sức khỏe của họ. Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, rất nhiều đàn ông trẻ tuổi cũng bắt đầu xuất hiện những triệu trứng của bệnh mãn dục nam. Vậy nguyên nhân do đâu và khắc phục như thế nào?

Mãn dục nam là gì?

Mãn dục nam là hiện tượng nam giới bị suy giảm khả năng hoạt động tình dục, rối loạn cương dương (khả năng cương cứng của dương vật không được bình thường), suy giảm sinh tinh và dưỡng tinh cũng như sức khỏe thể chất, tinh thần.

Nguyên nhân mãn dục nam

Có 3 nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm tình dục ở nam giới là sự suy giảm của hoocmon tình dục (Testosterone ) và sự xơ vữa của mạch máu do quá trình lão hóa.

1. Suy giảm của hoocmon tình dục(Testosterone ).

Testosterone (hoóc môn hướng sinh dục) là một nội tiết tố nam, có vai trò quan trọng trong việc sản sinh tinh trùng và tạo nên sự nam tính (vóc dáng, cơ bắp, giọng nói, và cơ quan sinh dục phát triển). Ngoài ra, Testosterone còn có tác dụng đồng hóa , giúp tổng hợp đạm nên có vai trò trên sự phát triển của cơ thể đặc biệt cơ, xương. Khi đến độ tuổi trung niên, hầu như mọi đàn ông đều phải trải qua một giai đoạn mãn dục (suy giảm Testosterone)

Ngoài yếu tố lão hóa gây suy giảm lượng testosterone trong máu, các yếu tố môi trường, chế độ ăn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giảm testosterone .


2. Xơ vữa mạch máu

Sự lão hóa của cơ thể làm cho các mạch máu bị xơ vữa, dẫn đến giảm tuần hoàn máu. Khi mạch máu bị xơ cứng, quá trình lưu thông máu bị cản trở sẽ làm mất đi sự bơm máu vào thể hang của dương vật để tạo nên sự cương cứng. Khiến dương vật không còn khả năng cương cứng hoặc sự cương cứng bị yếu đi.

3. Một số yếu tố khác dẫn đến tình trạng mãn dục:

- Một số bệnh như đái tháo đường, suy tuyến yên, các khối u vùng tuyến yên – tinh hoàn, u tuyến thượng thận và các khối u ở các phủ tạng khác;

- Tinh thần căng thẳng, stress, lo lắng, mất ngủ, ăn uống không điều độ, lười vận động thân thể; một số thói quen xấu: nghiện rượu, thuốc lá, ma túy…;

Điều trị mãn dục nam

Bệnh lý mãn dục nam những năm gần đây có độ tuổi càng lúc càng trẻ, nguyên nhân thường do cuộc sống càng ngày càng căng thẳng, làm việc nhiều, chịu nhiều stress và những cạnh tranh rất khốc liệt, cho nên cơ thể sẽ suy mòn cả tinh thần lẫn thể chất, hay nói một cách khác là hiện tượng mãn dục Nam ngày nay xuất hiện sớm hơn trước.

Bệnh nhân bị mãn dục nam phải được chữa trị ngay từ giai đoạn sớm, khi những triệu chứng bệnh lý nêu trên chỉ mới chớm xuất hiện. Cách điều trị then chốt là bổ sung lại lượng testosterone bị suy giảm và phòng tránh sự xơ vữa động mạch.

- Chống xơ vữa động mạch : Ngay từ khi còn trẻ, cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng.

- Tránh xa rượu, thuốc lá… các chất kích thích này sẽ khiến đời sống tình dục ngắn và yếu hơn .

- Xem lại chế độ sinh hoạt: tâm lý bất ổn cũng là vấn đề quan trọng khiến phái mạnh giảm ham muốn. Những người luôn lo âu, căng thẳng sẽ khiến điểm hưng phấn về tình dục trong hệ thần kinh bị rối loạn, dần dần sẽ làm giảm ham muốn tình dục. Những người thường xuyên lo nghĩ tới việc làm thế nào để mạnh mẽ hơn khi yêu; hay lo lắng tới việc không biết đối tác có thỏa mãn hay không… cũng sẽ khiến cho niềm vui chăn gối biến thành sự miễn cưỡng…


Kết luận 

Giảm ham muốn tình dục không thể tránh khỏi khi chúng ta có tuổi, nhưng không phải không có đối sách chống lại nó. Ngoài việc duy trì cuộc sống lành mạnh, khoa học, giảm căng thẳng, lo âu, để giúp “cậu nhỏ” mạnh mẽ hơn, các cặp vợ chồng nên thường xuyên sinh hoạt tình dục, vì theo nhiều nghiên cứu, nếu mỗi tuần các cặp vợ chồng “giao ban” 2 – 3 lần sẽ giúp họ trẻ lâu hơn, hạnh phúc hơn.

Mặt khác, những người bị suy giảm ham muốn tình dục nên sử dụng các chế phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên giúp các quý ông sản sinh hormon Testosteron nam giới một cách tự nhiên, từ đó hạn chế quá trình mãn dục nam, giảm lão hoá, duy trì tuổi xuân và phong độ cho nam giới, duy trì hạnh phúc trong gia đình cũng như sự thành công ngoài xã hội. Các chế phẩm chiết xuất từ thiên nhiên như : Korean Red Ginseng (Root), Catuaba 4:1 extract (Bark),Saw Plametto(Bery),Muira Puama 4:1 extract (Bark),Hawthorn (Berry),Cuscuta 4:1 extract (Seed), Gingko Biloba (leaf), Epimedium Sagittatum 4:1 extract (leaf), Tribulus terrestris (Vine), Bioperine
Read more…

Suy giảm sinh lý nữ : Hãy lắng nghe cơ thể mình

Vào tuổi sau 40, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi rất quan trọng về mặt sinh học. Sự suy giảm các hormone sinh dục sẽ kéo theo các nguy cơ mắc các bệnh tật “đặc thù” của thời kỳ mãn kinh, như: suy giảm trí nhớ, loãng xương, đái thao đường, thấp khớp, u xơ buồng trứng, ung thư vú, ung thư tử cung… vì thế, phụ nữ hãy “lắng nghe” cơ thể mình để có biện pháp chăm sóc sức khỏe và gìn giữ “xuân thì” ở tuổi hoàng hôn.

Vào tuổi sau 40, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi rất quan trọng về mặt sinh học. Sự suy giảm các hormone sinh dục sẽ kéo theo các nguy cơ mắc các bệnh tật “đặc thù” của thời kỳ mãn kinh, như: suy giảm trí nhớ, loãng xương, đái thao đường, thấp khớp, u xơ buồng trứng, ung thư vú, ung thư tử cung… vì thế, phụ nữ hãy “lắng nghe” cơ thể mình để có biện pháp chăm sóc sức khỏe và gìn giữ “xuân thì” ở tuổi hoàng hôn.

Sự suy giảm của “hormone thiếu nữ”

Quay trở về với giải phẫu bộ phận sinh dục nữ, cơ quan này gồm hai phần là buồng trứng (gồm hai cấu trúc nhỏ kích thước 2 x 4 x 1cm, nặng khoảng 10 - 16g) và tử cung, âm đạo, âm hộ cùng các tuyến ở các bộ phận đó. Buồng trứng đóng vai trò quan trọng và là bộ phận chính quyết định giới tính nữ. Chúng được gọi là 2 tuyến pha vừa nội tiết vừa ngoại tiết (nội tiết: bài tiết ra 2 hormone chính là estrogen và progesteron. Estrogen được gọi là hormone của thiếu nữ, còn progesteron gọi là hormone của bà mẹ. Buồng trứng còn bài tiết ra một lượng nhỏ testosteron. Ngoại tiết: bài tiết ra 1 trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt). Buồng trứng của phụ nữ đặc biệt nhạy cảm với các yếu tố thần kinh, tâm lý. Những căng thẳng trong công việc hay bất hòa trong gia đình có thể làm xáo trộn bài tiết hormone buồng trứng và khiến người phụ nữ mất hết ham muốn, trở nên lãnh cảm. Những chị bị u nang buồng trứng >6cm phải cắt bỏ, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư tử cung có chỉ định cắt bỏ buồng trứng đều rơi vào tình trạng suy giảm tình dục. Buồng trứng chỉ hoạt động trong thời kỳ từ dậy thì đến mãn kinh (45 - 50 tuổi) vì thế giai đoạn tiền mãn kinh là giai đoạn suy giảm đời sống sinh lý và đến mãn kinh thì hormone giảm trầm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của phụ nữ. Thể hiện rõ nhất là sự suy giảm của estrogen.



Phụ nữ có thể cảm nhận được các triệu chứng suy giảm của estrogen trên cơ thể một cách rõ ràng khi thấy các rối loạn kinh nguyệt (vòng kinh ngắn, kinh ra nhiều hoặc ít. Đây là những vòng kinh không phóng noãn). Kèm theo đó là những cơn bốc hỏa do thiếu hụt estrogen dẫn đến rối loạn điều hành hệ thần kinh thực vật mà điển hình là cường giao cảm. Biểu hiện của nó là hiện tượng nóng bừng ở phần trên cơ thể, lan lên cổ, mặt, đầu, vã mồ hôi, lại thường xảy ra ban đêm khiến phụ nữ mất ngủ. Lạnh chân, chóng mặt, nhức đầu, chóng mặt giống hội chứng tiền đình khiến người phụ nữ xế chiều luôn ở trong trạng thái sợ hãi, lo lắng không biết mình mắc bệnh ở đâu và trầm trọng tới mức nào. Suy giảm estrogen còn gây ra rối loạn thần kinh, tâm thần: lo lắng, hồi hộp, mất ngủ, giảm trí nhớ, hay quên, thiếu tập trung. Đã vậy lại thay tính đổi nết hay cáu gắt, giận hờn vì những lý do nhỏ nhặt, thiếu tự tin (về nhan sắc, sức khỏe), tự ti, buồn nản và rất dễ rơi vào trầm cảm. Bên cạnh đó là hàng loạt những thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, “xuống cấp” của da, tóc, hệ xương, tiết niệu hay tim mạch. Nghiêm trọng hơn là sự thay đổi bộ máy sinh dục: buồng trứng, tử cung, âm đạo đều teo lại, các tuyến bài tiết chất nhờn kém, âm đạo khô, mỏng nên sinh hoạt tình dục bị đau, rát, dễ viêm nhiễm. Việc thiếu estrogen ham muốn giảm hẳn xuống, người phụ nữ hừng hực sắc xuân ngày nào nay không muốn “gần” chồng, đòi ngủ riêng hoặc nại cớ đến nhà con để chăm cháu. Đời sống sinh lý vì thế dễ đi vào con đường bế tắc và cần được can thiệp, cải thiện sớm.

Chẩn đoán và điều trị sớm suy giảm sinh lý nữ

Sự suy giảm estrogen với các dấu hiệu trên khiến người phụ nữ lẽ ra được an nhàn khi con cái trưởng thành lại rơi vào tình trạng lo lắng, bối rối khi thấy sức khỏe và ham muốn đều xuống dốc. Họ cho là mình “đã già” hoặc “quá đát” và luôn mặc cảm khi ngắm mình trong gương. Những vết chân chim nơi khóe mắt, những cọng tóc bạc và những tiếng thở dài nuối tiếc tuổi xuân đã qua đi cùng năm tháng. Dù vậy thì phụ nữ còn phải tiếp tục sống trong khoảng 20 năm như thế. Việc chẩn đoán chứng suy giảm tình dục nữ thường dựa vào triệu chứng tình dục và triệu chứng toàn thân. 3 triệu chứng tình dục điển hình là giảm ham muốn tình dục (ít nghĩ đến hay không còn thích huyện “chăn gối”); khô âm đạo: niêm mạc âm đạo trở nên kém mềm mại, giảm tiết dịch, thỉnh thoảng có cảm giác ngứa, rát, thường bị đau trong lúc giao hợp và cuối cùng là khó đạt khoái cảm (cực khoái thường xuyên chậm diễn ra hay không có). Triệu chứng toàn thân có 9 biểu hiện chính là rối loạn kinh nguyệt; bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm, mất ngủ; mệt mỏi, khó tập trung; lo âu, căng thẳng, suy giảm trí nhớ, thay đổi tính tình; bệnh tim mạch; đau nhức xương, loãng xương; đau đầu; tóc rụng và tăng cân. Chỉ cần thấy xuất hiện 1 triệu chứng về tình dục và 2 triệu chứng toàn thân thì có thể kết luận là suy giảm sinh lý.

Suy giảm sinh lý nữ khi đã được chẩn đoán thì rất cần được điều trị sớm bởi việc nâng cao chất lượng sống của phụ nữ tuổi xế chiều là bảo vệ sức khỏe phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Estrogen là hormone bị thiếu hụt, vậy thì ta bổ sung estrogen? Vấn đề tưởng chừng dễ mà không dễ chút nào. Sau mấy chục năm dùng estrogen điều trị các nhà khoa học lại thấy không ổn bởi tỷ lệ ung thư vú, bệnh tim mạch tăng lên. Vì thế hiện nay xu thế chung là đi tìm những cây cỏ thiên nhiên. Tiêu biểu nhất có thể kể đến thảo dược quý như Lepidium Meyenii có tác dụng lên trung khu nội tiết điều chỉnh cân bằng nhằm khôi phục lại ham muốn và cân bằng sinh lý nữ. Đây là phương pháp ngày càng được thế giới ưa chuộng, ngay cả những quốc gia có nền y học tiên tiến vì tính hiệu quả và thực sự an toàn cho sức khỏe phụ nữ.
Theo Sức khỏe & Đời sống

Read more…

Kiểm soát cơn đau khớp khi chuyển mùa


Chuyển mùa là thời điểm các cơn đau khớp xuất hiện thường xuyên và dữ dội hơn, không ngừng tàn phá sức khỏe người bệnh. Theo các chuyên gia, ngoài các biện pháp giảm đau tại chỗ, người bệnh nên cải thiện chất lượng sụn khớp càng sớm càng tốt.

Cách khắc phục cơn đau khớp khi trái gió trở trời được độc giả VnExpress quan tâm hàng đầu. Trong số hơn 1.200 câu hỏi được chuyển tới cho 4 vị khách mời qua chương trình “Tư vấn Chăm sóc khớp khi chuyển mùa”, phần lớn đều xoay quanh việc làm thế nào để giảm các triệu chứng đau mà họ gặp phải.
Qua lời kể của độc giả, triệu chứng đau khớp có biểu hiện rất đa dạng. Có trường hợp “cứ trời lạnh là khớp đầu gối, cổ tay và ngón tay bị sưng vù, đỏ ửng, tê cứng và đau buốt không thể làm gì được”, người khác lại “đầu gối nhức nhối, có cảm giác như kiến bò và phát ra tiếng lục cục” mỗi khi trở trời. Tình trạng cứng khớp cũng liên tục được đề cập đến, “mỗi sáng ngủ dậy, tôi có cảm giác như chân của mình bị cứng lại, co duỗi rất khó khăn, cứ phải xoa bóp một lát mới đi lại bình thường được”.
Không ít độc giả kể về bệnh tình của người thân: “Cứ trời lạnh là mẹ cháu lại phải khóc vì đau quá, không chịu đựng nổi”.
Dưới đây là một số bí quyết mà chuyên gia của chương trình tư vấn giúp bệnh nhân đối phó với các cơn đau khớp khi thời tiết thay đổi.
hinh-so-1-2549-1409101356.jpg
Thoái hóa khớp là bệnh lý khớp phổ biến nhất, xảy ra do sụn khớp bị lão hóa và hư hại dần theo thời gian.

Không nên lạm dụng thuốc giảm đau chứa corticoid

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Đặng Hồng Hoa - Trưởng khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện E, do tác động của áp suất không khí và nhiệt độ môi trường thấp, khớp thường đau trội hoặc sưng to khi thời tiết thay đổi. Dùng thuốc giảm đau chỉ là giải pháp tạm thời trong cơn đau cấp và nếu lạm dụng các thuốc giảm đau chứa corticoid, sẽ có thể gây ra tác dụng phụ lên dạ dày, tim mạch, thận…, đặc biệt là với người già. Do vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng các thuốc giảm đau mà cần sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa cơ - xương - khớp để điều trị đúng cách.

Giảm đau bằng vật lý trị liệu

Đau do thoái hóa khớp cũng là một vấn đề được nhiều độc giả xin tư vấn. Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thái Thành - Trưởng khoa Khớp – BV Chấn thương Chỉnh hình TP HCM cho biết, theo thời gian, phần sụn bao bọc các đầu xương sẽ dần bị lão hóa nên không còn trơn tru, mất khả năng đàn hồi và bị mòn đi. Phần đầu xương không còn được bao bọc và bảo vệ tốt nên khi vận động sẽ cọ xát, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh vô cùng đau nhức. Đây là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, khó chữa khỏi nhưng có thể loại bỏ các cơn đau. Việc tập luyện khớp mỗi ngày là rất cần thiết, tuy nhiên, phải tránh các môn thể thao đối kháng. Nếu làm việc văn phòng, nên thường xuyên thay đổi tư thế ngồi, đứng lên khoảng 5 - 10 phút để tránh mỏi khớp.
Giới chuyên môn cũng khuyên, người bệnh nên giữ ấm các khớp ngay khi thời tiết sắp sửa thay đổi. Khi bị đau, có thể áp dụng các biện pháp như xoa bóp khớp, co duỗi nhẹ nhàng, chườm nóng… Chườm nóng bằng paraffin, túi chườm nhiệt, khay nhiệt điện có tác dụng giảm đau, nhưng không nên áp dụng với ổ viêm có mủ, chấn thương đang sung huyết. Người bệnh cũng nên tránh bê vác nặng làm khớp thêm tổn thương và giảm cân (nếu béo phì) để hạn chế áp lực lên khớp.
Bổ sung dưỡng chất nuôi sụn khớp
GS.BS Trần Ngọc Ân - Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam cho hay: “Quá trình thoái hóa sụn khớp là không thể tránh khỏi nhưng cũng hoàn toàn có thể phòng và làm chậm quá trình này bằng những tiến bộ y học hiện nay. Thay vì đợi đến khi đau nặng mới điều trị, người bệnh có thể cung cấp các dưỡng chất phù hợp để nuôi dưỡng và giúp tái tạo mô sụn tại các khớp”. Theo đó, người bệnh nên ăn các thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, các vitamin A, E, C có trong đậu nành, rau xanh, hạt mầm, cà rốt, cà chua, ớt, bơ...
hinh-so-2m-4552-1409101357.jpg
Sớm bổ sung các dưỡng chất giúp nuôi dưỡng, tái tạo mô sụn như UC-II (có trong JEX)
là giải pháp cần thiết để ngăn ngừa và giảm thiểu sự hư tổn cho khớp. 
Đối với bệnh nhân thoái hóa khớp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Đình Hùng - Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam cũng khuyên dùng dưỡng chất UC-II để làm chậm quá trình thoái hóa, giúp tái tạo và bảo vệ sụn khớp. UC-II sau khi uống vào cơ thể, sẽ có 53% được hấp thu vào máu, bổ sung dưỡng chất cho sụn, giúp giảm đau, tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp. Phần còn lại sẽ trình diện tại mảng cuối của ruột non, giúp điều chỉnh đáp ứng miễn dịch, bảo vệ cấu trúc của sụn khớp.
khopeco-2322-1409108774.jpg
Tổng hợp kết quả "Tư vấn chăm sóc khớp khi chuyển mùa", sau một tuần triển khai.
Read more…

Hiểu biết mới về thoái hóa khớp gối


Tuổi thọ càng cao, lối sống thụ động cũng như các thói quen xấu làm cho tỉ lệ thoái hóa khớp ngày càng nhiều. Những tiến bộ của y khoa giúp chúng ta biết rõ hơn về bệnh học để từ đó đề ra nhiều biện pháp điều trị.

Tên
TS-BS Tăng Hà Nam Anh
(Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, BV. Nguyễn Tri Phương)

Những yếu tố bị hư hại khi bị thoái hóa khớp

Thoạt đầu người ta nghĩ chỉ có sụn khớp là yếu tố bị hư hại trong thoái hóa khớp nhưng đến nay nhiều thành phần của khớp gối bị ảnh hưởng bao gồm:
- Teo cơ tứ đầu đùi làm bệnh nhân đi lại khó khăn.
- Tổn thương sụn khớp 
- Tăng sinh màng bao khớp, tăng sinh mạch máu và thần kinh gây đau. Hiện tượng viêm màng bao khớp khiến bệnh nhân từ chỗ chỉ bị đau khớp gối khi đi nay trở nên bị đau nhức vào ban đêm gây mất ngủ.
- Rách sụn chêm gây tình trạng kẹt khớp khi đi lại, đôi khi làm bệnh nhân cảm thấy muốn trẹo gối khi đi lại, thậm chí có thể bị sụm té.
- Rối loạn chức năng dây chằng. 
- Gai xương.

Phương pháp điều trị tổng hợp

Biện pháp điều trị không thể chỉ là đơn trị liệu mà phải phối hợp rất nhiều chuyên khoa bao gồm:
- Cộng đồng và gia đình giúp bệnh nhân có tâm lý thoải mái trong cuộc sống.
- Vật lí trị liệu giúp bệnh nhân phục hồi sức cơ, cảm giác thăng bằng của cơ thể.
- Chuyên gia tâm lí và chuyên gia dinh dưỡng giúp giảm cân vả cải thiện tinh thần.
- Bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp cho các vấn đề thuốc hay phẫu thuật.
- Chuyên gia về chỉnh hình và dụng cụ hỗ trợ đi như băng gối, giày…
- Điều quan trọng nhất trong vấn đề thoái hóa khớp là làm sao giữ cho lớp sụn khớp đừng bị hư hại quá nhanh. Một khi sụn khớp đã bị hư hại thì gần như không thể hồi phục được lại đúng bản chất sụn khớp nguyên thủy. 
Tên
Sụn khớp gối thoái hóa theo thời gian. Ảnh: A.C

UC-II, một bước tiến mới trong điều trị thoái hóa khớp

Một số chế phẩm được kỳ vọng tái tạo sụn khớp glucosamine sulfate nhưng trên thực tế chúng không có chức năng này. 
Sự hư hại thành phần sụn khớp là do quá trình hủy hoại diễn ra nhanh hơn quá trình sửa chữa. Sụn khớp không được cơ thể nhận biết như là thành phần của cơ thể vì nó được nuôi dưỡng bởi dịch khớp thay vì bởi máu. Một khi thành phần sụn khớp bị hư hại, quá trình viêm diễn ra dưới sự chỉ huy của tế bào T, hệ thống bảo vệ cơ thể được kích hoạt để dọn dẹp sụn khớp hư. Nếu chúng ta làm chậm lại quá trình hủy hoại này thì sẽ làm chậm được sự hư hại của sụn khớp.
Collagen tuýp 2 là thành phần có trong sụn khớp và có tác dụng bảo vệ tế bào sụn khớp. Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của nhiều người, collagen tuýp 2 loại bị thủy phân khi được uống vào cơ thể không có tác dụng bảo vệ hay tái tạo sụn khớp vì cũng chỉ là thực phẩm bình thường.
Trái lại, collagen tuýp 2 không biến tính khi uống vào trong cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch nhận ra sụn khớp là thành phần của cơ thể và chúng sẽ điều hòa quá trình viêm này diễn ra chậm hơn. Như vậy khi sử dụng collagen tuýp 2 không biến tính sẽ giúp cơ thể điều chỉnh quá trình viêm xảy ra trong các khớp, làm chậm lại quá trình hư hại sụn khớp.
Vấn đề khó khăn là làm sao tinh chiết được Collagen tuýp 2 không biến tính này vì khi xử lý ở nhiệt độ cao, các collagen sẽ bị thủy phân và không có tác dụng điều hòa quá trình viêm. Tỷ lệ Collagen tuýp 2 không biến tính trong các chế phẩm sẽ quyết định xem chúng có khả năng giúp điều hòa quá trình viêm hay chỉ là thực phẩm dinh dưỡng bình thường. 
Tóm lại, chương trình điều trị thoái hóa khớp cần phải điều chỉnh cho từng người riêng biệt với tất cả các biện pháp điều trị như đã kể trên và cần sự nỗ lực rất lớn của bệnh nhân và cộng đồng, đặc biệt là vai trò của gia đình trong việc động viên, giúp đỡ người bệnh. 
Hiện nay, chỉ có UC-II là Collagen tuýp 2 không biến tính với bằng sáng chế đã được FDA công nhận là độc quyền và duy nhất trên toàn thế giới. 
UC-II với tỷ lệ collagen tuýp 2 không biến tính cao và vì không bị thủy phân khi uống vào bằng đường tiêu hóa nên sẽ giúp điều hòa quá trình viêm hủy hoại sụn khớp, giúp làm chậm lại quá trình hư hại sụn khớp, là yếu tố cơ bản nhất trong bệnh lý thoái hóa khớp.
T.H.N.A
Read more…

Bí quyết duy trì “chuyện ấy” tuổi mãn kinh

Thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh ở phụ nữ thường bắt đầu từ sau 40 tuổi. Lúc này, cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống gối chăn của mỗi cặp vợ chồng. Tuy nhiên không phải cứ đến độ tuổi mãn kinh thì ham muốn tình dục cũng không còn. Nếu như có chế độ sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lí thì đời sống tình dục của phụ nữ ở giai đoạn này không những có thể duy trì mà còn được phát triển.


Những băn khoăn ở tuổi mãn kinh

Bất cứ cặp vợ chồng nào cũng muốn có đời sống tình dục viên mãn suốt đời. Tuy nhiên, quy luật thời gian và tuổi tác rõ ràng là không dễ cưỡng lại. Vì vậy, người phụ nữ nào cũng phải trải qua thời kỳ mãn kinh. Có thể nói, đây là giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống sinh dục của người phụ nữ (lần thứ nhất xảy ra ở tuổi dậy thì) xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng. Dần dần buồng trứng ngưng hoạt động và ngưng tiết các nội tiết tố nữ, dẫn đến việc ngưng hành kinh mỗi tháng và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ.

duy trì chuyện ấy, tuổi tiền mãn kinh, bí quyết tăng ham muốn tiền mãn kinh

Chứng mãn kinh diễn tiến từ từ theo tuổi tác, thường qua 2 giai đoạn đó là tiền mãn kinh và mãn kinh thật sự. Thời kỳ tiền mãn kinh thường xảy ra ở độ tuổi từ 45-50, có thể kéo dài từ 2 đến 5 năm tùy người, do hoạt động buồng trứng bắt đầu suy giảm và có sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ (Estrogen và Progesteron), dẫn đến kinh nguyệt không đều, kéo dài, dây dưa. Thời kỳ mãn kinh thật sự thường ở lứa tuổi từ 50-55, do buồng trứng ngưng hẳn hoạt động và ngưng tiết nội tiết tố nữ, dẫn đến kinh nguyệt mất hẳn.

Vào thời kỳ mãn kinh, phụ nữ có rất nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý. Thống kêcủa Yahya (2002), thực hiện nghiên cứu cắt ngang 1337 phụ nữ mãn kinh tự nhiên ở Lahore (Pakistan) cho thấy: Tuổi trung bình đi vào mãn kinh là 49 ± 3.6 tuổi, trung vị là 50 tuổi và 66,2% còn lại mãn kinh một cách đột ngột. Các rối loạn bao gồm khó ngủ chiếm 65,4%, hay quên chiếm 57,7%; triệu chứng tiết niệu 56,2%, lo âu khoảng 50,8% và trầm cảm là 38,5%.

Về mặt sinh lý, mãn kinh kéo theo nhiều thay đổi ở các cơ quan sinh dục trong và ngoài như lông mu rụng bớt, âm đạo teo đi, nhỏ lại và chật hẳn nếu không có quan hệ tình dục. Có thể nói, âm đạo chính là nơi có nhiều biến đổi nhất. Bộ phận này trở nên khô ráo hơn bình thường và mất tính đàn hồi. Độ PH trong dịch âm đạo cũng thay đổi do thiếu hormone, kết quả là khả năng viêm nhiễm đường sinh dục cao hơn trước. Mặt khác, việc quan hệ chăn gối có thể gây đau đớn, thậm chí có thể làm cho cơ quan sinh dục thương tổn nếu không có giai đoạn kích thích tình dục trước khi giao hợp. Việc âm đạo nhỏ lại và mất tính đàn hồi cũng gây không ít trở ngại cho chuyện ái ân, người phụ nữ có thể bị ra máu sau quan hệ. Ngoài ra, phụ nữ tuổi này còn có một số thay đổi như: thường xuyên có những cơn bốc hoả, mặt nóng bừng, cơ thể đổ mồ hôi, tim đập nhanh, chóng mặt, ù tai, tay chân như có kiến bò. Mỗi cơn bốc hỏa kéo dài vài phút và kết thúc bằng cảm giác run rẩy. Nhiều người thậm chí ra nhiều mồ hôi đến mức đang ngủ cũng phải tỉnh giấc để thay áo và ga trải giường.

Về mặt tâm lý, mãn kinh gây ra những hậu quả khác nhau ở từng người. Ở một số người, hiện tượng này kéo theo việc người phụ nữ ít chú tâm vào đời sống tình dục, thậm chí ngừng hẳn chuyện chăn gối. Nếu người bạn tình cũng lại gặp vấn đề với việc cương cứng thì hẳn đây sẽ là dấu chấm hết cho quan hệ tình dục của cả hai người. Hơn nữa tuổi già, các mối quan hệ xã hội thu hẹp lại cũng là những nguyên nhân gây stress, gây cáu giận, thậm chí trầm cảm. Điều này ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của phụ nữ tuổi mãn kinh. Một số định kiến cho rằng, tình dục là thứ dành cho tuổi trẻ chứ không phải là của người cao tuổi đã làm cho phụ nữ tuổi mãn kinh ngại ngùng hơn trong chuyện chăn gối.

Bí quyết duy trì chuyện chăn gối của các quý bà ở tuổi mãn kinh

Đúng là với phụ nữ tuổi mãn kinh, các chức năng tình dục suy giảm đáng kể. Tuy vậy, thái độ bi quan khi ở độ tuổi này là điều nên tránh. Theo nghiên cứu, ở Pháp có tới 2/3 phụ nữ mãn kinh cảm thấy mình được tự do hơn trong quan hệ tình dục. Họ không còn nỗi lo bị mang thai ngoài ý muốn cũng như không phải quan tâm đến các biện pháp phòng tránh thai. Do đó, họ thoải mái đi tới cùng của khoái cảm. Với phụ nữ tuổi mãn kinh, việc duy trì quan hệ tình dục đều đặn sẽ vẫn có thể giữ cho vùng kín khoẻ mạnh. Một số thuốc bôi trơn âm đạo không có chất béo cũng có thể giúp cho quan hệ tình dục dễ dàng hơn, tránh cảm giác đau vì sự khô teo của âm đạo. Hơn nữa để tránh cho âm đạo quá khô, phụ nữ không nên tắm nước nóng hoặc dùng các sản phẩm dầu tắm, thuốc kháng histamin.

Ở phụ nữ độ tuổi này, việc giữ gìn tinh thần thư thái, bình ổn là thực sự cần thiết. Muốn vậy, họ cần có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lí. Về chế độ dinh dưỡng, ngay khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, phụ nữ nên ăn uống đầy đủ, cân đối các chất. Bổ sung nhiều rau quả, đặc biệt là các sản phẩm từ đậu nành hoặc cỏ linh lăng (vì có chứa nội tiết tố Estrogen tự nhiên) vào bữa ăn. Các thức ăn có nhiều Canxi (chất vôi) như sữa không béo, thủy hải sản (cá, tôm, cua…), vitamin D có trong sữa, cá hồi, cá ngừ cũng nên được ưu tiên nhiều hơn. Ăn các loại Axit béo có trong các loại quả, hạt và dầu cá vì chúng giúp cho những phụ nữ có làn da khô hoặc có dấu hiệu mỏi các khớp. Đặc biệt, ăn các loại axit béo như Omega-3 và Omega-6 có trong hạt vừng, quả óc chó, đậu nành, hạt hướng dương, các loại rau quả họ đậu, các loại cá, rong biển.. sẽ giúp tránh được tình trạng khô âm đạo và chứng nhiễm trùng đường tiểu. Từ đó, sự hưng phấn về mặt tinh thần và năng lượng sống cho cơ thể cũng được tăng lên. Ngoài ra, phụ nữ ở tuổi mãn kinh cần thường xuyên tập thể dục thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể. Thể dục với các bài tập phù hợp sẽ giúp duy trì vóc dáng gọn gàng, tinh thần minh mẫn, lạc quan. Khám phụ khoa định kì 6 tháng/lần để phát hiện và xử trí sớm các bệnh phụ khoa, trong đó có ung thư.

Việc sử dụng thuốc nội tiết có chứa oestrogene cũng giúp hạn chế tình trạng khô âm đạo và nguy cơ nhiễm khuẩn. Ngoài tác dụng tích cực lên đường sinh dục và tiết niệu, những thuốc này còn giúp phụ nữ tuổi mãn kinh dễ ngủ, tinh thần sảng khoái. Chúng thường được sản xuất dưới dạng kem, băng keo, thuốc tiêm hoặc viên. Bên cạnh đó, việc sử dụng các thuốc nội tiết có chứa testosterone có thể kích thích ham muốn tình dục nên cẩn thận vì hormone testosterone rất nhạy cảm. Nếu dùng quá liều sẽ làm xuất hiện trên cơ thể phụ nữ những dấu hiệu của nam tính (mọc lông, râu, phát triển cơ bắp…) và tăng nguy cơ trầm cảm cho họ. Tốt nhất việc sử dụng thuốc nên có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua uống. Ở Pháp, số người ở độ tuổi mãn kinh dùng thuốc nội tiết có khoảng 1,7 triệu người (chiếm khoảng 17%) và 1/3 các quý bà tuổi từ 50-65 sử dụng những thuốc này.
NGUỒN KIENTHUCSUCKHOE
Read more…

Tư vấn chăm sóc khớp khi chuyển mùa

Thắc mắc của độc giả xoay quanh các bệnh khớp, cách chăm sóc và bảo vệ khớp khi thời tiết chuyển mùa sẽ được tư vấn, giải đáp trên VnExpress từ ngày 18/8 đến 24/8.
Chương trình “Tư vấn chăm sóc khớp khi chuyển mùa” với sự tham gia của 4 chuyên gia trong lĩnh vực khớp, gồm: Giáo sư, Bác sĩ Trần Ngọc Ân - Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam; Phó giáo sư, Bác sĩ Vũ Đình Hùng - Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam; Tiến sĩ, Bác sĩ Đặng Hồng Hoa - Trưởng khoa Cơ Xương Khớp, bệnh viện E và Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thái Thành - Trưởng khoa Khớp, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM.
Thời điểm chuyển mùa là lúc các cơn đau khớp khởi phát dữ dội và hành hạ người bệnh. Bất kỳ sự thay đổi nào của thời tiết như nóng lạnh thất thường, lúc khô hanh, khi ẩm ướt cũng khiến các khớp đau nhức, sưng đỏ, tê mỏi, khó cử động hơn, thể hiện rõ nhất là ở khớp gối, ngón tay, ngón chân, hông, vai và cổ.
hinh-khop-1-3920-1408330516.jpg
Thay khớp gối vì lớp sụn bị thoái hóa nặng gây tàn phế.
Theo Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thái Thành - Trưởng khoa Khớp, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM, đau khớp liên quan đến thời tiết thường thấy ở các bệnh nhân thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Đó là những bệnh mãn tính, phải chữa trị cả đời, vì vậy, người bệnh cần điều trị sớm và đúng phương pháp.
Thống kê cho thấy, bệnh thoái hóa khớp chiếm tỷ lệ 20% dân số bị bệnh xương khớp trên thế giới. Ở Mỹ, 80% bệnh nhân trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp; ở Pháp, thoái hóa khớp chiếm 28% số bệnh về xương khớp. Riêng ở Việt Nam, bệnh khớp tiếp tục có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây do tuổi thọ tăng lên, các yếu tố môi trường, thời tiết thất thường… tác động đến cuộc sống của người bệnh.
Giáo sư, Bác sĩ Trần Ngọc Ân - Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam cho biết, các triệu chứng bệnh khớp phổ biến thường xảy ra từng đợt nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng, về lâu dài sẽ gây đau đớn, ảnh hưởng trực tiếp đến lao động và sinh hoạt hàng ngày. Nghiêm trọng hơn, khi sụn khớp hư tổn nặng, các đầu xương lồi ra chạm vào nhau, chèn ép dây thần kinh và bệnh nhân đối mặt với nguy cơ tàn phế.
Phần lớn các bệnh nhân âm thầm chịu đựng để vượt qua những cơn đau, hoặc tự chữa trị tại nhà bằng việc chườm nóng, uống thuốc nam, lạm dụng thuốc giảm đau... làm bệnh ngày càng nặng hơn và có thể gặp các tác dụng phụ nguy hiểm.
Các chuyên gia tư vấn chăm sóc khớp khi chuyển mùa:
BS-AN-3319-1408325732.jpg
Giáo sư, Bác sĩ Trần Ngọc Ân (sinh năm 1937) hiện là Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, đồng thời là hội viên Hội Thấp khớp học Châu Á Thái Bình Dương. Ông được coi là người thầy của chuyên ngành Thấp khớp học, với kinh nghiệm hơn 50 năm nghiên cứu, giảng dạy tại Đại học Y Hà Nội
BS-Hung-3269-1408325734.jpg
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Đình Hùng (sinh năm 1949) hiện là Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, đồng thời đảm nhận chức Chủ tịch Hội Thấp khớp học TP HCM; Phó Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam. Ông đã công bố 38 nghiên cứu về thấp khớp, học nội khoa và tham gia viết, chủ biên 9 đầu sách về bệnh xương khớp.
BS-HOA-9725-1408325735.jpg
Tiến sĩ, Bác sĩ Đặng Hồng Hoa (sinh năm 1964) hiện là Trưởng khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện E. Ngoài các công trình nghiên cứu khoa học nổi bật, bà còn tham gia Hội đồng chấm luận án thạc sĩ, luận văn bác sĩ... tại Học viện Quân y và các Hội đồng tư vấn chuyên môn cấp Bộ, cấp Nhà nước.
BS-Thanh-1369-1408325735.jpg
Bác sĩ CK2 Nguyễn Thái Thành (sinh năm 1966) hiện là Trưởng khoa Khớp - Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM; Uỷ viên ban chấp hành Hội Thấp khớp Việt Nam, đồng thời là Uỷ viên Hội Thấp khớp học TP HCM và Ủy viên Hội Loãng xương TP HCM.
*Độc giả gửi câu hỏi tại đây*
Đan Phượng

Read more…

Sắc đẹp chóng phai do hệ trục Não bộ - Tuyến Yên – Buồng trứng suy yếu

Tình trạng da khô nhăn, sạm nám, tóc mỏng rụng, ăn ít vẫn tích mỡ nhiều, sức khỏe, sinh lý tuột dốc… ở phụ nữ sau tuổi 35 thường được cho là do suy giảm nội tiết tố. Tuy nhiên, “phần chìm của tảng băng”, gốc rễ của những biến đổi đáng buồn này chính là sự suy yếu của hệ trục điều hành nội tiết, bao gồm bộ ba não bộ - tuyến yên – buồng trứng.

BS Nguyễn Thị Hồng Minh
Bác Sĩ Hồng Minh
(Giám đốc Trung tâm Tư vấn sức khỏe sinh sản, BV Phụ sản Trung ương)

Hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng quyết định sắc đẹp

“Bác sĩ ơi, tôi mới ngoài 30 mà sao da đã bị nám rồi?”, “Sao nếp nhăn ­­ở khóe miệng và khóe mắt nhiều quá?”, “Vì sao tóc tôi rụng nhiều quá vậy?”… Khi đến khám, rất nhiều chị em phụ nữ đã liên tục hỏi dồn như thế. Rõ ràng, phái đẹp lúc nào cũng quan tâm đến vẻ ngoài của mình, và bất cứ dấu hiệu phai nhạt nào cũng khiến chị em phải hốt hoảng lo sợ. Nhiều người vẫn cho rằng, nhan sắc rục rịch biến đổi như vậy là do nội tiết tố. Nhưng thật ra, vấn đề bắt nguồn từ sự suy giảm hoạt động của hệ trục não bộ - tuyến yên – buồng trứng, “bộ ba quyền lực” vốn đã điều hành nội tiết ngay từ những ngày dậy thì.
Hệ nội tiết hoạt động theo “ngành dọc” tức là điều hành từ trên não bộ - tuyến yên xuống buồng trứng. Đồng thời, sự điều hành này rất “dân chủ” nhờ cơ chế điều khiển ngược (feedback), tức là khi hàm lượng nội tiết buồng trứng tăng cao, chúng sẽ báo về não để trung ương giảm bớt những nội tiết kích thích. Nhờ vậy mà nội tiết cân chỉnh và điều hòa làm làn da của phụ nữ căng sáng mịn màng, vóc dáng thon gọn, cân đối, sức khỏe ổn định.
Tuy nhiên, khi bước qua tuổi 35, hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng dần bị suy thoái, khó phối hợp nhịp nhàng với nhau làm hệ thống nội tiết gặp nhiều trục trặc, rối loạn. Các nội tiết sản sinh không còn đúng với nhu cầu của cơ thể nữa nên tạo đà cho nhiều bệnh lý xuất hiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người phụ nữ. Lúc này, sức khỏe, sắc đẹp và đời sống chăn gối của người phụ nữ tuổi quanh mãn kinh gặp phải nhiều “bão tố” bất ngờ. Điểm dễ dàng nhận thấy là sự “xuống sắc” của làn da, vóc dáng.
Làn da phụ nữ ở độ tuổi này sẽ có nhiều dấu hiệu xấu như: trở nên khô ráp, xỉn màu, da nhão, chảy xệ, xuất hiện nếp nhăn và các đốm da bất thường về màu sắc... Những triệu chứng này thể hiện rõ và sớm nhất ở các vùng phơi bày ra nắng như mặt, cổ, lưng bàn tay. Bên cạnh đó, lượng mỡ thừa tích lũy ngày càng nhiều tại vùng bụng, đùi và tóc mỏng đi, dễ gãy rụng so với thời con gái v.v…

Chăm sóc hệ trục từ sớm để duy trì sức khỏe và sắc đẹp

Câu chuyện làm chậm lại quy luật lão hóa để giữ cho mình luôn tươi trẻ, khỏe khoắn, tràn đầy sức sống vốn luôn là mối quan tâm lớn của mỗi chị em. Chính vì vậy, các loại mỹ phẩm, kem dưỡng, mặt nạ… đã trở thành bạn đồng hành khi chị em bước vào độ tuổi sau 30, nhiều người còn tìm đến các sản phẩm bổ sung nội tiết. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học, công cuộc chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe hiện nay đã dần được quan tâm ở góc độ sâu bên trong, đó chính là: làm thế nào để duy trì hệ trục điều hành nội tiết, giúp cơ thể mỗi người tự điều chỉnh nội tiết theo đúng nhu cầu của mình.
Theo các chuyên gia, chị em hoàn toàn có thể làm được điều này để chăm sóc các vấn đề về sức khỏe - sắc đẹp - sinh lý nữ một cách hiệu quả và lâu dài với một công thức đơn giản, bao gồm: lối sống tích cực + dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ vi chất + sử dụng thảo dược thiên nhiên.
Liệu pháp tốt hơn cả là chăm sóc hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng từ sớm để cơ thể tự điều chỉnh, cân đối “bản hòa tấu nội tiết”, qua đó phục hồi sự căng sáng, mịn màng của làn da, sự gọn gàng của vóc dáng, giảm thiểu những triệu chứng của thời kỳ quanh mãn kinh, đồng thời phòng ngừa các bệnh tim mạch,loãng xương, Alzheimer... Hiện nay, Lepidium Meyenii - thảo dược quý có nguồn gốc từ dãy Andes - Nam Mỹ được xem là liệu pháp an toàn, dài lâu cho phái đẹp nhằm giúp hệ trục nội tiết não bộ - tuyến yên - buồng trứng duy trì hoạt động tốt.
N.T.H.M
Read more…


Miền Bắc vào thu nhưng vẫn với nắng nóng tới 37 độ, miền Trung và Nam cũng khó lường khi vừa mưa lạnh bỗng lại đổ nắng bất ngờ. Thời tiết này trở thành nỗi ám ảnh với nhiều bệnh nhân khớp.

Tờ mờ sáng, Khoa Khớp của Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội đã đông nghẹt bệnh nhân. Bà Minh (ngoài 50 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay, mấy ngày nay cơ thể bà giống như máy dự báo thời tiết, trở trời là xương khớp, mình mẩy đau nhức. Các khuỷu tay, bả vai cứ cứng đơ, phải xoa bóp mãi mới bớt chút. “Kiểu gì mùa đông đến là chịu trận với cái khớp, nên mới chớm đau cũng phải cố đi khám”, bà Minh nhăn nhó nói.

thoái hoá khớp gối, thoái hóa cột sống
Bệnh nhân chờ khám tại BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM sáng 12.8 (Ảnh: T. Danh).
 Mới hơn 6 giờ sáng, tại dãy phòng khám của Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM đã diễn ra cảnh chen chúc, khổ sở của bệnh nhân đau khớp. Nhiều người phải đi nạng, ngồi xe lăn hoặc nhờ người thân dìu đến. Ở dãy ghế cuối cùng bên ngoài phòng khám, chị Lê Thị Nguyệt (41 tuổi, quê Ninh Thuận) mồ hôi nhễ nhại, gương mặt phờ phạc. Chị có tiền sử bị thoái hóa khớp 6 năm nay. Mỗi khi trái gió trở trời, chị luôn bị các cơn đau khớp hành hạ, đến nỗi toàn thân chỗ nào cũng ê ẩm như bị kim châm. Từ một người lo toan mọi việc trong nhà, nào bếp núc, chợ búa, nào chăm sóc ba mẹ già và các con, chị Nguyệt trở thành “gánh nặng chính” của gia đình. “Mỗi khi thời tiết thay đổi, toàn thân đau nhức không làm gì được là tôi lại thấy tủi thân vô cùng”, chị Nguyệt tâm sự.
Với những người bị thoái hóa khớp như chị Nguyệt, các cơn đau khớp khi thời tiết thay đổi thường biểu hiện rõ rệt ở hông, đầu gối, khuỷu tay, vai, cổ… Đây là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về khớp mà nguyên nhân chủ yếu là do lớp sụn khớp bị tổn thương, bào mòn dần.
Tại Khoa khám bệnh Cơ - Xương - Khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM rất đông bệnh nhân khớp từ các tỉnh cũng đổ về khám bệnh trong những ngày chuyển mùa này. Cô Nguyễn Thị Hoa (55 tuổi, ở Tây Ninh) kể: “Tôi bị viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp đã hơn 4 năm nay, làm nghề nông nên quanh năm vất vả, chân tay ngày càng teo, từ 55kg xuống còn 33kg và gần như không đi lại được. May có đứa cháu đưa lên Chợ Rẫy khám, nằm viện hơn 2 tháng thì đi lại được. Giờ thì phải bắt mấy lượt xe lên đây để tái khám hàng tháng”.
Chịu đựng cơn đau khớp dọc 2 cánh tay suốt mười mấy năm nay mà không chạy chữa đúng nơi, bệnh của chị Lành (38 tuổi, Vũng Tàu) nay chuyển thành thoái hóa khớp. Chị Lành cho hay từng uống hơn 200 thang thuốc Nam, Bắc đủ cả nhưng tình trạng bệnh vẫn không hề thuyên giảm. Giờ đây, chị chỉ có thế làm được các việc nhẹ, hạn chế vận động nhưng những cơn đau khớp vẫn thường xuyên hành hạ chị. Dạo gần đây, thời tiết thay đổi lúc nóng lúc lạnh khiến khớp đau dữ dội, chị phải vội vàng đón xe lên Bệnh viện Chợ Rẫy để tái khám.
thoái hoá khớp gối, thoái hóa cột sống
Một ca bệnh khớp đang điều trị vật lý trị liệu tại BV Chợ Rẫy (Ảnh: T. Linh).
Giáo sư - Bác sĩ Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam cho biết, các bệnh về khớp đặc biệt là thoái hóa khớp có rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh, gây cản trở khả năng đi lại và làm xuất hiện những cơn đau đớn dai dẳng tại các khớp xương. Khi bị hạn chế khả năng đi lại, làm giảm chất lượng sống mà nặng nhất là bị tàn phế, ngoài yếu tố sức khỏe, người bệnh còn rất dễ rơi vào cảnh trầm cảm, u uất, có xu hướng sống tiêu cực, thụ động, tinh thần xuống dốc nghiêm trọng.
Theo y học cổ truyền, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, lưu đọng lại ở các khớp xương khiến kinh lạc bị trì trệ, khí huyết kém lưu thông và phát sinh chứng đau nhức ở các khớp. Trong khi đó, y học hiện đại cho biết bệnh khớp thường trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết chuyển mùa là do áp suất khí quyển thấp. Khi thời tiết thay đổi, áp suất khí quyển giảm xuống, các mô nở ra tạo áp lực lên các khớp. Đặc biệt đối với những bệnh nhân khớp mãn tính, lớp sụn khớp bị bào mòn trơ ra đầu xương lồi lõm, các dây thần kinh cũng nhạy cảm hơn nên sẽ cảm nhận các cơn đau nhức, cứng khớp rõ hơn.
Giáo sư Trần Ngọc Ân khuyến cáo, bệnh khớp đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Phổ biến là thoái hoá khớp gối, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, lún xẹp đốt sống lưng ở nữ giới hoặc bệnh Gut (thống phong), viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống ở nam giới. Khi có dấu hiệu đau nhức xương khớp, người bệnh cần sớm đến bệnh viện có chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Ngoài chế độ ăn uống giàu canxi, uống nhiều nước, để chăm sóc khớp, cần vận động nhẹ nhàng. Khi thời tiết thay đổi, bệnh nhân nên đi tất, không nên lội nước, lội bùn, ra ngoài khi có gió lạnh, đồng thời chú ý giữ ấm các khớp xương ở chân, tay, đầu gối, cổ, vai, cột sống vào thời điểm chuyển mùa, nhằm hạn chế các cơn đau khớp xâm lấn.
Đồng An - Bảo Thùy
Nguồn vnexpress.net
Read more…

Nguy cơ bệnh khớp tàn phá cơ thể khi chuyển mùa


Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người chính là các bệnh về xương khớp. Các thống kê cho thấy số bệnh nhân đặc biệt tăng mạnh với mức độ nghiêm trọng khi thời tiết thay đổi.

Rất nhiều người nghĩ bệnh khớp không gây tử vong bất ngờ nên không nguy hiểm. Thật ra, bệnh khớp âm thầm tàn phá sức khỏe, tinh thần, chất lượng sống của con người rất nghiêm trọng. Việc điều trị những căn bệnh này cũng rất tốn kém và mất nhiều thời gian.
PGS-TS Nguyễn Vĩnh Ngọc, Phó trưởng khoa Cơ - Xương - Khớp bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội khuyến cáo, các bệnh khớp thường gia tăng đột biến vào giai đoạn chuyển mùa như: Thu - Đông và Đông - Xuân, đặc biệt vào thời tiết lạnh. Nguyên nhân là sức đề kháng của cơ thể giảm sút và các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công. Đối với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp mãn tính, cơn đau sẽ biểu hiện rõ rệt hơn khi áp suất khí quyển giảm làm các mô nở ra, tạo áp lực lên các khớp đã bị bào mòn lớp sụn.
Khi trời trở lạnh, các gân cơ thường bị co rút gây nên chứng vẹo cổ cấp, các khớp đầu gối, bàn chân và tay thường bị đau nhức. Bệnh nhân thấp khớp có thể không đứng dậy hoặc nắm chặt tay được do cứng khớp vào buổi sáng. Đi lại khó khăn khiến người bệnh dễ ngã, có thể gây gãy xương. Nếu mang vác đồ vật nặng và không giữ ấm các khớp, bệnh tình có thể diễn biến xấu hơn.
Anh Nguyên Hậu (39 tuổi, Bình Dương) được chẩn đoán bị tổn thương sụn khớp cách đây 4 năm. Anh không đi tái khám định kỳ mà chỉ mua thuốc giảm đau uống. Bẵng đi một thời gian, khớp gối của anh đau nặng hơn, đi khám lại tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM thì anh được bác sĩ cho biết đã bị thoái hóa khớp gối khá nặng. Gần đây, thời tiết thay đổi, anh Hậu liên tục gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như đau nhức khớp dữ dội, cứng khớp vào mỗi sáng phải co duỗi một lát mới đỡ, khớp sưng to vì bị tràn dịch, có tiếng lạo xạo khi cử động…
bệnh nhân khớp, bệnh nhân khớp ở bệnh viện
Bệnh nhân chen chúc tại dãy phòng khám Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM. (Ảnh T.Danh)
Chị Bùi Thị Loan (49 tuổi, Hà Giang) đang điều trị tại Khoa Cơ - Xương - Khớp, Bệnh viện E Hà Nội cũng bị các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp hành hạ không kém. Khoảng 4 năm trước, chị còn không thể đi lại khi bệnh diễn biến xấu hơn, khớp chân gần như không hoạt động được và khớp tay thì cứng lại, không thể cầm nắm. Nhiều khớp trên cơ thể chị bị viêm bao hoạt dịch, sưng đỏ, biến dạng, do ít vận động nên chân tay dần bị teo lại. Trong suốt một thời gian dài, nhất là những khi thời tiết thay đổi, mỗi lần đi lại chị đều nhờ chồng bế hoặc dìu.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Mai Thị Thanh Tâm, Phó trưởng khoa Cơ - Xương - Khớp Bệnh viện E, khi thời tiết thay đổi, các cơn đau khớp thường trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân khớp cần tuyệt đối tránh cố chịu đựng, tùy tiện dùng thuốc giảm đau hay sử dụng một đơn thuốc cho nhiều lần. Thay vì vậy nên đi khám sớm để bệnh không nặng hơn, dẫn đến các biến chứng phức tạp như khớp sưng vù, biến dạng, cứng khớp, mọc gai xương…
benh khop, thoai hoa khop, thoai hoa khop goi
Một ca tàn phế vì thoái hóa khớp nghiêm trọng với lớp sụn bị bào mòn hoàn toàn
Trong các bệnh về khớp, thoái hóa khớp hiện là bệnh thường gặp nhất, xảy ra khi lớp sụn bao bọc ở hai đầu xương bị bào mòn và hư tổn. Sụn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Khi sụn bị bào mòn, làm trơ ra đầu xương lồi lõm sẽ gây đau, đặc biệt khi người bệnh lao động nặng, cúi người nhiều hoặc khi thời tiết trở lạnh... Lúc mới bị bệnh, cơn đau chỉ thoáng qua, nhưng càng về sau bệnh diễn tiến nặng hơn, với các triệu chứng như: sưng khớp, biến dạng khớp, viêm hoặc đau bắp cơ xung quanh, thậm chí phát ra các tiếng lạo xạo khi vận động.
Để phòng ngừa bệnh khớp, tránh bị tàn phá âm thầm, cần kiểm soát cân nặng, có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, vận động, ăn uống phù hợp. Ngoài ra, chăm sóc khớp bằng các dưỡng chất thiên nhiên cũng là một giải pháp quan trọng, trong đó, bổ sung dưỡng chất sinh học UC-II có trong JEX được xem là giải pháp “nuôi dưỡng” sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp hiệu quả.
Đan Phượng
(Nguồn vnexpress)
Read more…

Nguy cơ bệnh khớp tàn phá cơ thể khi chuyển mùa

Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người chính là các bệnh về xương khớp. Các thống kê cho thấy số bệnh nhân đặc biệt tăng mạnh với mức độ nghiêm trọng khi thời tiết thay đổi.

Rất nhiều người nghĩ bệnh khớp không gây tử vong bất ngờ nên không nguy hiểm. Thật ra, bệnh khớp âm thầm tàn phá sức khỏe, tinh thần, chất lượng sống của con người rất nghiêm trọng. Việc điều trị những căn bệnh này cũng rất tốn kém và mất nhiều thời gian.
PGS-TS Nguyễn Vĩnh Ngọc, Phó trưởng khoa Cơ - Xương - Khớp bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội khuyến cáo, các bệnh khớp thường gia tăng đột biến vào giai đoạn chuyển mùa như: Thu - Đông và Đông - Xuân, đặc biệt vào thời tiết lạnh. Nguyên nhân là sức đề kháng của cơ thể giảm sút và các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công. Đối với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp mãn tính, cơn đau sẽ biểu hiện rõ rệt hơn khi áp suất khí quyển giảm làm các mô nở ra, tạo áp lực lên các khớp đã bị bào mòn lớp sụn.
Khi trời trở lạnh, các gân cơ thường bị co rút gây nên chứng vẹo cổ cấp, các khớp đầu gối, bàn chân và tay thường bị đau nhức. Bệnh nhân thấp khớp có thể không đứng dậy hoặc nắm chặt tay được do cứng khớp vào buổi sáng. Đi lại khó khăn khiến người bệnh dễ ngã, có thể gây gãy xương. Nếu mang vác đồ vật nặng và không giữ ấm các khớp, bệnh tình có thể diễn biến xấu hơn.
Anh Nguyên Hậu (39 tuổi, Bình Dương) được chẩn đoán bị tổn thương sụn khớp cách đây 4 năm. Anh không đi tái khám định kỳ mà chỉ mua thuốc giảm đau uống. Bẵng đi một thời gian, khớp gối của anh đau nặng hơn, đi khám lại tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM thì anh được bác sĩ cho biết đã bị thoái hóa khớp gối khá nặng. Gần đây, thời tiết thay đổi, anh Hậu liên tục gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như đau nhức khớp dữ dội, cứng khớp vào mỗi sáng phải co duỗi một lát mới đỡ, khớp sưng to vì bị tràn dịch, có tiếng lạo xạo khi cử động…
bệnh nhân khớp, bệnh nhân khớp ở bệnh viện
Bệnh nhân chen chúc tại dãy phòng khám Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM. (Ảnh T.Danh)
Chị Bùi Thị Loan (49 tuổi, Hà Giang) đang điều trị tại Khoa Cơ - Xương - Khớp, Bệnh viện E Hà Nội cũng bị các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp hành hạ không kém. Khoảng 4 năm trước, chị còn không thể đi lại khi bệnh diễn biến xấu hơn, khớp chân gần như không hoạt động được và khớp tay thì cứng lại, không thể cầm nắm. Nhiều khớp trên cơ thể chị bị viêm bao hoạt dịch, sưng đỏ, biến dạng, do ít vận động nên chân tay dần bị teo lại. Trong suốt một thời gian dài, nhất là những khi thời tiết thay đổi, mỗi lần đi lại chị đều nhờ chồng bế hoặc dìu.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Mai Thị Thanh Tâm, Phó trưởng khoa Cơ - Xương - Khớp Bệnh viện E, khi thời tiết thay đổi, các cơn đau khớp thường trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân khớp cần tuyệt đối tránh cố chịu đựng, tùy tiện dùng thuốc giảm đau hay sử dụng một đơn thuốc cho nhiều lần. Thay vì vậy nên đi khám sớm để bệnh không nặng hơn, dẫn đến các biến chứng phức tạp như khớp sưng vù, biến dạng, cứng khớp, mọc gai xương…
benh khop, thoai hoa khop, thoai hoa khop goi
Một ca tàn phế vì thoái hóa khớp nghiêm trọng với lớp sụn bị bào mòn hoàn toàn
Trong các bệnh về khớp, thoái hóa khớp hiện là bệnh thường gặp nhất, xảy ra khi lớp sụn bao bọc ở hai đầu xương bị bào mòn và hư tổn. Sụn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Khi sụn bị bào mòn, làm trơ ra đầu xương lồi lõm sẽ gây đau, đặc biệt khi người bệnh lao động nặng, cúi người nhiều hoặc khi thời tiết trở lạnh... Lúc mới bị bệnh, cơn đau chỉ thoáng qua, nhưng càng về sau bệnh diễn tiến nặng hơn, với các triệu chứng như: sưng khớp, biến dạng khớp, viêm hoặc đau bắp cơ xung quanh, thậm chí phát ra các tiếng lạo xạo khi vận động.
Để phòng ngừa bệnh khớp, tránh bị tàn phá âm thầm, cần kiểm soát cân nặng, có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, vận động, ăn uống phù hợp. Ngoài ra, chăm sóc khớp bằng các dưỡng chất thiên nhiên cũng là một giải pháp quan trọng, trong đó, bổ sung dưỡng chất sinh học UC-II có trong JEX được xem là giải pháp “nuôi dưỡng” sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp hiệu quả.
Đan Phượng
(Nguồn vnexpress)
Read more…