Bệnh thoát vị đĩa đệm không làm vô sinh

Người yêu tôi có bệnh thoát vị đĩa đệm, không thể làm được việc nặng, gia đình tôi vì chuyện này mà lo lắng ngăn cấm chúng tôi kết hôn vì nghĩ rằng tôi sẽ khổ.

“Gia đình tôi ngăn cấm chúng tôi kết hôn vì người yêu tôi bị thoát vị đĩa đệm, ai cũng cho rằng nếu bị bệnh thoát vị đĩa đệm như vậy không làm được việc nặng, có nguy cơ vô sinh. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên vì tôi không biết phải làm sao…”
Hồng Phượng
thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm
Trả lời của bác sĩ :
Chức năng sinh sản của người yêu bạn không hề bị ảnh hưởng dù rằng người yêu bạn bị thoát vị đĩa đệm. Phần lớn ai cũng nghĩ rằng hiện tượng đau lưng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và thận, nhưng còn thoát vị đĩa đệmnhư người yêu bạn thì không ảnh hưởng gì đến chức năng làm chồng làm cha nên bạn có thể yên tâm.

Nếu đúng bác sĩ, đúng phương pháp (dùng thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, tiêm ngoài màng cứng…), đúng phác đồ (thời gian điều trị mỗi đợt) thì khả năng hết bệnh thoát vị đĩa đệm của người yêu bạn là hoàn toàn có thể. Bạn cần khuyên người yêu đến bệnh viện để bác sĩ chẩn khám trực tiếp và có hướng điều trị phù hợp, chính xác nhất.

Theo GS.TS.BS Nguyễn Văn Chương
Read more…

Phòng trị thoát vị đĩa đệm

Chế độ vận động sinh hoạt là rất quan trọng trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Thời kì thoát vị đĩa đệm cấp tính cần phải được nằm nghỉ tại giường là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Chuẩn bị một tấm ván cứng và nằm ngửa, đặt đệm ở vùng khoeo làm co nhẹ khớp háng, khớp gối. Điều trị vật lý thoát vị đĩa đệm và các phương pháp phản xạ : Sử dụng những dòng điện tại khoa vật lý trị liệu, chữa trị bằng laze, châm cứu hoặc biện pháp nhiệt như chườm nóng (bằng cám rang, lá lốt, lá ngải cứu nóng, muối rang, túi nước). Bên cạnh đó người bệnh nên sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ, an thần, các loại vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12)
phòng trị thoát vị đĩa đệm
Vận động đúng tránh thoát vị đĩa đệm
Ngoài ra phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là một liệu pháp điều trị quan trọng. Theo đó, phẫu thuật tự động qua da là phương pháp chữa trị thoát vị đĩa đệm mới, có hiệu quả an toàn, không để lại biến chứng. Riêng đối vơi thoát vị đĩa đệm là trường hợp đĩa đệm bị thoái hóa và vỡ ra còn trong trường hợp thoát vị đĩa đệm do mất nước là tình trạng của đĩa đệm thoái hóa. Thường có trên 70% trường hợp đĩa đệm mất nước và thoát vị mà không cần điều trị. Dựa vào những khối thoát vị đĩa đệm gây ra như đau, tê, yếu, mất chức năng, liệt mà chỉ định điều trị khác nhau.

Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là phòng bệnh, loại bỏ các nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm, cẩn thận trong các tư thế lao động,vận động hợp lý, đặc biệt là tư thế ngồi, mang vác nặng. Khi bê vác nặng không được có thói quen cúi xuống, nhấc vật nặng lên mà phải ngồi xuống bê rồi đứng lên từ từ, tập luyện thể dục thể thao đúng cách.
Read more…

Hậu quả của thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cột sống là một căn bệnh phổ biến, gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân, để lại hậu quả nặng nề. Khả năng vận động sinh hoạt của người bệnh bị hạn chế, giảm sút rõ rệt. Đối với các động tác như cúi ngửa, nghiêng xoay, bệnh nhân rất khó thực hiện. bệnh nhân càng khó thực hiện vận động tay chân khi rễ thần kinh bị tổn thương.
hậu quả thoát vị đĩa đệm
Hậu quả thoát vị đĩa đệm
Khi bị tổn thương thần kinh thì bệnh nhân sẽ không thể thực hiện hoạt động bộ phận tương ứng. Chẳng hạn bị tổn thương thần kinh cánh tay thì không thể nhấc tay hoặc khó gấp, duỗi cánh tay. Nếu bị tổn thương thần kinh tọa thì người bệnh có thể không nhấc được gót hoặc mũi chân. Dần dần xuất hiện teo cơ chân bên tổn thương. Trường hợp bị bệnh nặng, bệnh nhân sẽ mất cảm giác ở chân, chân tê bì hoặc đại tiểu tiện không thể kiểm soát.

Ngoài ra thoát vị đĩa đệm còn có nhiều biến chứng nguy hiểm và hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân.
Nếu đĩa đệm thoát vị chèn ép tủy cổ bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt. Người bệnh có thể bị chứng đại tiểu tiện không tử chủ do rối loạn cơ tròn nếu bị chèn ép các day thần kinh vùng thắt lưng cùng.
Các cơ của bệnh nhân sẽ nhanh chóng bị teo lại, làm cho sinh hoạt, vận động bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng hơn có thể mất khả năng lao động. Tất cả những chi phí đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, kèm theo tốn kém do chi phí điều trị.

Một số bệnh khác còn có thể xuất hiện nếu bị thoát vị đĩa đệm như :
- Đau rễ thần kinh phản ánh một quá trình thương tổn kích thích rễ thần kinh do chèn ép cơ học, xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu. Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đi ngoài. Nằm nghỉ tại giường lại giảm đau nhanh chóng. Đó là kiểu đau mang tính chất cơ học, thường gặp trong cơ chế xung đột giữa đĩa đệm với rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm. Rối loạn cảm giác thường gặp là giảm cảm giác nông (nóng , lạnh , xúc giác) ở những khoang da ứng với với rễ thần kinh bị thương tổn. Đây là thể hiện mức độ thương tổn sâu sắc của rễ thần kinh.

- Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quảng, nó xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ. Khi đi tiếp một đoạn nữa, đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ.

- Rối loạn vận động: bại và liệt cơ ở hai chân do rễ thần kinh chi phối bao gồm rối loạn cơ thắt: trong thương tổn các rễ vùng xương cùng có thể hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, luôn luôn có nước tiểu chảy rỉ ra một cách bị động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu.

- Hội chứng đuôi ngựa với thể hiện gồm đau một cách dữ dội, người bệnh chẳng thể chịu nổi, đòi hỏi cấp cứu về thần kinh. Đau lại kèm theo liệt cơ, mất cảm giác, rối loạn cảm giác… Trường hợp chứng đuôi ngựa dưới có thể rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu, không có liệt hoặc chỉ liệt một số động tác của bàn chân. Đối với trường hợp hội chứng đuôi ngựa giữa thì có triệu chứng liệt gấp ống chân, liệt các động tác của bàn chân và ngón chân, mất cảm giác toàn bộ ngón chân; mất cảm toàn bộ cẳng chân, bàn chân, mặt sau đùi và mông; rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi.
    Read more…

    Những nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm

    Quá trình thoát vị đĩa đệm xảy ra như sau : Đĩa đệm bình thường nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm, hay còn gọi là nhân tủy. Nhiệm vụ của đĩa đệm giống như một bộ phận giảm xóc do có tính đàn hồi, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương. Trường hợp có một lực tác động mạnh vào cột sống, do chấn thương hoặc gắng sức…qua chỗ rách của đĩa đệm nhân nhày có thể thoát vị ra ngoài, chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống. Nếu đĩa đệm nào đó bị rách hoặc đứt, các chất dạng gel bên trong sẽ tràn ra ngoài. Đây được gọi là thoát vị đĩa đệm hoặc thoát vị nhân tủy.
    nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
    Đĩa đệm thường và thoát vị
    Thoát vị đĩa đệm cột sống do nhiều nguyên nhân gây ra. Vài nguyên nhân chủ yếu của bệnh bao gồm :
    • Phổ biến nhất là do sai tư thế trong lao động, hoạt động và sinh hoạt. Khi ta nhấc, mang vác vật nặng không đúng tư thế sẽ tạo ra cơn đau. Đặc biệt thường gặp nhất trong tư thế ngồi, lao động, mang vác vật nặng sai cách là bê vác vật nặng. Chẳng hạn như nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống nhấc vật nặng lên thay vì ngồi xuống rồi bê vật lên từ từ. Việc này dễ dẫn đến chấn thương đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm. Ngoài bê vác nặng, nhiều thói quen cũng ảnh hưởng xấu đến xương khớp trong sinh hoạt hằng ngày như tập thể dục không đúng cách, gây thoái hóa khớp, trật khớp, tư thế ngồi gây cong vẹo cột sống.
    • Những chấn thương cột sống hay do bị tai nạn.
    • Ngoài ra yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây ra tổn thương đĩa đệm. Trường hợp cha mẹ có đĩa đệm yếu bất thường về cấu trúc thì con cái cũng rất dễ bị thoát vị đĩa đệm.
    • Thoái hóa tự nhiên cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh : tuổi tác và các bệnh lý về cột sống khác thường gặp như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống…cũng là các yếu tố thuận lợi để gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Ở độ tuổi từ 30 đến 50 là giai đoạn dễ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi. Từ 30 trở lên đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể bị rách. Dựa vào cơ sở đó, khi có một lực tác động mạnh vào cột sống như chấn thương hoặc gắng sức…nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài, chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.
    Read more…

    Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

    Thoát vị đĩa đệm tạo ra những cơn đau thắt lưng cùng các triệu chứng như nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hoặc đau vùng cổ, gáy lan rộng hai bên vai, xuống cánh tay, bàn tay…làm cho bệnh nhân rất đau đớn, khó chịu trong các hoạt động. Bên cạnh đó, thoát vị đĩa đệm còn có các triệu chứng nổi bật như đau cột sống và đau rễ thần kinh. Khi đau do thoát vị đĩa đệm thường kéo dài khoảng 1 hoặc 2 tuần, tái phát nhiều lần, sau đó lại khỏi bệnh. Có khi đau âm ỉ nhưng thường thì dữ dội, khi có các hoạt động như cúi, hắt hơi, ho cũng làm cơn đau tăng. Kèm theo các cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng vùng đau. Nếu không được điều trị đúng cách thì đau ngày càng trở nên thường xuyên, kéo dài hằng tháng. Mỗi triệu chứng thoát vị đĩa đệm sẽ có vị trí khác nhau.
    Thoát vị đĩa đệm
    Nếu người bệnh thoát vị đĩa đệm có biểu hiện đau vùng gáy vai thì đó là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Kèm theo các cảm giác đau, tê, mất cảm giác vùng tay, cổ tay, bàn tay. Giảm cơ lực tay. Tuy theo cử động cổ tay mà các hiện tượng đau, nhức, tê tăng hoặc giảm.

    Cảm giác khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gây đau vùng thắt lưng và có triệu chứng đau thần kinh liên sườn, khi ho, nằm nghiêng hay đại tiện thì cảm giác đau sẽ tăng lên. Người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn. Các vùng như mông, bàn chân, chân bị đau, tê, mất cảm giác, nếu nặng có thể bị liệt. Bên cạnh đó người bệnh còn bị hạn chế cử động cột sống, mất khả năng ưỡn của thắt lưng, không cúi được xuống thấp…Bệnh nhân sẽ thấy đau thắt lưng cấp hoặc mạn tính, đau thần kinh tọa, đau thần kinh đùi bì. Bệnh nhân thường có tư thế ngay lưng hoặc vẹo sang một bên để chống đau, cơ cạnh cột sống co cứng. Một số trường hợp bệnh nhân đau rất dữ dội và phải nằm bất động nghiêng về 1 bên đỡ đau.
    Read more…

    Nguyên nhân, phòng tránh đau thắt lưng

    Có rất nhiều người nghĩ rằng bệnh thận có liên quan đến bệnh đau lưng. Nhưng thực tế điều này chỉ đúng trong một vài trường hợp. Các dấu hiệu như chấn thương, đau thần kinh tọa…cũng có thể là biểu hiện của đau thắt lưng.

    Vị trị của đau thắt lưng là ở 1/3 dưới của lưng. Bệnh nhân có thể bị đau ở tại các điểm cạnh cột sống thắt lưng hoặc đau một chỗ tại giữa cột sống. Có khi cảm giác đau lan sang cả 2 bên.
    đau thắt lưng
    Đau thắt lưng
    Đau thắt lưng được chia làm nhiều loại như : mạn tính, tái phát, cấp tính. Đau cấp tính là hiện tượng bệnh xảy ra đột ngột, dần dần hay dữ dội khi làm việc hoạt động trong tư thế sai, ví dụ cúi lưng nhấc vật nặng, cũng có thể do làm việc khom lưng lâu dù là công việc nhẹ trong văn phòng, ngồi lâu sai tư thế. Trải qua giai đoạn cấp thì người bệnh sẽ khỏi đau hoặc chuyển qua giai đoạn mạn tính. Có đến 10 – 15% trường hợp đau thắt lưng cấp tính không được điều trị kịp thời nên đã chuyển qua giai đoạn mạn tính.

    Đau thắt lưng còn có một biến chứng rất nguy hiểm là đau thần kinh tọa, là một biến chứng của bệnh, đa số là do thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Người bệnh có cảm giác rất đau đớn, di chuyển đi lại khó khăn, thắt lưng bị vẹo sang bên, trường hợp nặng sẽ bị liệt chi dưới, gây tàn phế.

    Đau thắt lưng xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là chấn thương do nghề nghiệp, tai nạn, chơi thể thao…và những tác động của quá trình thoái hóa cơ thể. Thường gặp nhất là những nghề cần phải ngồi lâu, đứng trong thời gian dài như phi công, giáo viên, thợ may, nhân viên văn phòng, tài xế, phi công…Lúc ấy, các khối cơ chống đỡ vùng thắt lưng bị mệt, nên làm cho tư thế bị sai. Nếu kéo dài thì tình trạng này sẽ làm giãn các dây chằng và mô mềm vùng thắt lưng, gây đau. Cần phải chú ý điều chỉnh tư thế để tránh thành thói quen, lâu ngày bệnh nhân sẽ bị biến dạng các đốt sống, sẽ bị đau thường xuyên hơn.

    Đau thắt lưng có các biến chứng nguy hiểm như teo cơ bắp chuối hoặc các nhóm cơ trước ngoài của cẳng chân, liệt thần kinh do chèn ép, mất cảm giác vùng thần kinh tổn thương dẫn đến loét da.

    Hiện tại, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh nên phương pháp chủ yếu để điều trị là giữ tư thế đúng trong sinh hoạt, lao động. Lúc quay đầu, mặc quần áo, mang giầy, làm vệ sinh, nằm, ngồi, lên xuống xe, khiêng vật nặng…đều phải tìm hiểu và thực hiện đúng tư thế. Duy trì hợp lý độ cong của vùng thắt lưng khi ngồi, đứng trong thời gian dài. Dù chỉ là phương pháp đơn giản nhưng nó lại là cách thức phòng bệnh hiệu quả nhất.

    Trong hơn 90% trường hợp bệnh đau thắt lưng cấp, bệnh nhân có thể sớm được chữa khỏi đau. Do bệnh có nguồn gốc cơ học, làm việc, hoạt động sai tư thế. Chỉ cần điều trị bảo tồn đúng phương pháp là sẽ khỏi bệnh và trở lại công việc bình thường. Thời gian để điều trị bảo tồn trung bình khoảng 3 tháng.

    Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau tạm thời. Tuy nhiên cũng cần chú ý là phần lớn thuốc giảm đau kháng viêm thường đi kèm với các biến chứng như viêm, xuất huyết, thủng dạ dày.
    Read more…

    Những biểu hiện và phương pháp chữa trị thoát vị đĩa đệm

    Thoát vị đĩa đệm cột sống là một căn bệnh phổ biến, có nguy cơ tàn phế do liệt, teo cơ chi hoặc những chứng đại tiện không ý thức được do rối loạn cơ tròn, làm người bệnh cảm thấy khó khăn, ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường.

    Chi phí điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng rất tốn kém và khá nguy hiểm cho bệnh nhân, do đó cần chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh.
    thoát vị đĩa đệm
    Đĩa đệm bị thoát vị
    Bà Phạm Thị Tuyết Mai, bị thoát vị đĩa đệm và điều trị tại bệnh viện Việt Đức là một ví dụ điển hình cho căn bệnh này. Bà Mai cho biết, bà đã bị thoát vị đĩa đệm khoảng 15 năm, lúc đầu thì chỉ đau ở chân và tay, nhưng dần về sau càng lan dần và buốt. Bà đã tìm đến đông y để điều trị như nhiều người khác, nhưng bệnh không khỏi mà dấu hiệu ngày càng nặng hơn. Dù trải qua nhiều cuộc phẫu thuật ở nước ngoài, nhưng sau một thời gian ngắn thì bệnh quay trở lại.

    Bà Mai nói : “Lúc đầu tôi có dấu hiệu đau lưng, tê chân do tôi bị thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh. Chân rất đau, buốt, không đi nổi, ngồi cũng không được, thở khó khăn, và chân cũng tím đen lại”

    Đĩa đệm cột sống có hình đĩa, có tác dụng như bản lề, giúp cột sống vững chắc, nằm giữa 2 đốt sống, quan trọng là giúp cho cơ thể vận động đoạn cổ và thắt lưng. Theo các nghiên cứu đã được thực hiện thì thoát vị đĩa đệm không do tuổi tác mà là do thoái hóa đĩa đệm, cột sống thiếu mềm dẻo, không còn trương lực, đàn hồi, giảm chiều cao. Những động tác đột ngột ở tư thế không đúng hay nâng vật nặng ở vị trí xoay cơ thể cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.

    Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Thách, hiện là chủ nhiệm khoa Phẫu  thuật cột sống, phó giám đốc bệnh viện Việt Đức cho biết : “Lúc đã bị thoát vị đĩa đệm, cũng là lúc trong đĩa đệm đã kém nhân nhầy, những vòng cơ bị xơ hóa. Khi bị viêm dị ứng nhân nhầy (là một phần cứng) sẽ dẫn đến thoái hóa đĩa đệm, hay còn gọi là khô đĩa đệm.  Lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy đau lưng, sau đó dần dần lan xuống chân. Tùy vào mức độ tổn thương của đĩa đệm như thế nào, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau xuống bàn chân, gót chân hay đau lan mặt sau của đùi. Trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống (thắt lưng) thì bệnh nhân thậm chí có thể không đi lại được, mất khả năng co chân. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, khi bệnh nặng thì người bệnh có thể liệt hoàn toàn”.

    Bệnh thoát vị đĩa đệm chia làm 4 giai đoạn, bệnh nhân nằm trong giai đoạn đầu thì chỉ phục hồi chức năng kết hợp điều trị nội khoa. Vào giai đoạn 2, 3 thì cần điều trị bằng sóng cao tần. Theo các bác sĩ chuyên khoa, chỉ 7 trường hợp phải phẫu thuật trong 100 ca bị bệnh thoát vị đĩa đệm.
    thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
    Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
    Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Thạch cũng cho biết : ”Sử dụng sóng cao tần là cách điều trị, tái tạo nhân nhầy đĩa đệm. Nghĩa là phục hồi đĩa đệm bị tổn thương nhưng chưa hỏng hoàn toàn. Hai giai đoạn sau, người bệnh cần phải chữa trị bằng phẫu thuật nội soi, điều trị đĩa đệm lệch bên phải hay bên trái. Bệnh nhân có thể tỉnh hoàn toàn khi điều trị bằng sóng cao tần, cách này cũng rất an toàn”.

    Sau khi điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần phải có các biện pháp phòng bệnh tái phát. Hoạt động các động tác sinh hoạt hằng ngày, phù hợp với tình trạng bệnh đau cột sống thắt lưng. Để tránh sức chịu đựng quá mức lên cột sống, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần đeo đai lưng hoặc bị thoát vị đĩa đệm cần đeo yếm cổ. Nên tập thể dục thể thao đều đặn, không quá sức để nâng cao thể lực.
    Read more…

    Chữa trị thoát vị đĩa đệm bằng silicon

    Nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bị yếu cột sống hoặc bệnh đau trở lại khi áp dụng phương pháp mổ để giải ép thần kinh. Nhưng với điều trị thoát vị đĩa đệm bằng dụng cụ silicon liên bản sống thì mang lại hiệu quả cao hơn cho người bệnh.

    Biểu hiện chính của thoát vị đĩa đệm là bắt đầu đau ở thắt lưng rồi lan xuống một hoặc hai bên mông và chân làm cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi vận động – thường được gọi là đau thần kinh tọa. Do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ngày càng lan rộng, dần dần các phương pháp chữa trị bằng thuốc không còn hữu hiệu thì người bệnh đành phải bước vào phẫu thuật.
    điều trị thoát vị đĩa đệm
    Thoát vị đĩa đệm được chữa trị bằng silicon mang lại hiệu quả cao
    Bác sĩ chuyên khoa cho biết, lâu nay hạn chế của kỹ thuật mổ hở để chữa trị thoát vị đĩa đệm là việc đặt nẹp vít kim loại làm cho tiêu loãng xương khiến cho cột sống của bệnh nhân mất vững chắc thêm; dù sau khi mổ người bệnh hết đau, nhưng sau đó một thời gian sẽ đau lưng nhiều hơn. Do việc giải ép thần kinh kết hợp đóng đinh nẹp vít vào cột sống sẽ gây ra tâm lý căng thẳng cho bệnh nhân vì dị vật trong cơ thể, bên cạnh đó còn hạn chế vận động vùng thắt lưng.

    Giáo sư Giancarlo Guizzardi người Ý đã nghiên cứu và tạo ra dụng cụ Intraspine, sử dụng vật liệu bằng silicon cố định mềm cột sống liên bằng sống nhằm khắc phục những nhược điểm trên. Khi điều trị thuốc không đỡthì đây là phương pháp mang lại tín hiệu tốt cho việc điều trị những bệnh nhân đau cột sống thắt lưng mạn tính. Người bệnh bị đau cột sống thắt lưng bị chèn ép thần kinh phải mổ ép thần kinh thay vì nẹp vít cột sống bằng vật liệu làm từ carbon hay titan như trước nay chỉ phải đặt dụng cụ silicon liên bản sống.

    Bệnh viện chợ Rẫy và bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã được giáo sư Giancarlo Guizzardi chuyển giao công nghệ điều trị mới nhằm phổ biến kỹ thuật này vào ngày 16 và 18 tháng 9 vừa qua. Giáo sư đã cùng các bác sĩ ngoại thần kinh tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng bằng kĩ thuật cố định động liên bản sống.

    Theo phân tích của bác sĩ Nguyễn Vũ tại đại học Y Hà Nội,  hiện tại đã có 80 bệnh nhân được điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp mới này. Nó mang lại hiệu quả tích cực, nhằm hỗ trợ cột sống và duy trì chiều cao của đĩa đệm, không gây hạn chế vận động cột sống thắt lưng, ngoài ra đường mổ nhỏ nên thời gian phục hồi ngắn hơn, hạn chế gây tiêu xương, loãng xương vùng cột sống.
    Read more…